Hướng dẫn làm thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt

  Thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt hay còn gọi là bảy chữ bốn câu,nôm na là một thể thơ có bảy chữ trong một câu và bốn câu trong một bài thơ hoàn chỉnh.Có nghĩa là một bài thơ hội tụ những yếu tố trên thì thuộc thể thơ này.
Thất Ngôn Tứ Tuyệt


Cũng như thơ Thất Ngôn Bát cú,Thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt được chia làm hai loại:Cổ Phong và Đường Luật.

Cổ Phong Hay Cổ Thể

 Thơ Cổ phong hay Cổ thể là thơ có từ nhiều thời đại trước đời nhà Đường. Thơ Cổ phong khác với thơ Đường Luật ở một điểm chính là chỉ cần vần chứ các câu  không phải tuân thủ theo luật bằng trắc và các quy định khác của mỗi câu thơ trong bài.

Vần 

 Thơ Cổ phong khá tự do về vần. Bài thơ có thể có nhiều vần hay chỉ có 1 vần.Thơ Cổ phong không quy định số câu trong bài. Đoản thiên có 4, 6 hoặc 8 câu. Trường thiên có nhiều câu hơn, từng phần mạch lạc và các câu có cấu trúc hợp lý.

 H
ôm nay trang Thơ Đường Luật sẽ hướng dẫn các bạn làm thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt theo chuẩn Đường Luật.Tất nhiên làm theo thể thơ Luật sẽ khó và gò bó hơn về niêm,luật,câu,cú...Theo quan niệm riêng của tôi thì dù bạn làm thơ không hay nhưng chuẩn luật thì vẫn ra một bài thơ,ngược lại nếu làm thơ mà dở lại không tuân theo niêm luật thì rất khó để gọi đấy là thơ!

Luật Thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt

 Luật của thể loại này giống y như luật áp dụng cho 4 câu đầu hay 4 câu cuối của Thất Ngôn Bát Cú. Giống nhau về luật bằng trắc, về niêm, về vận. Tuy nhiên ta không thể ngắt một bài thơ Thất Ngôn Bát Cú ra làm 2 bài Thất Ngôn Tứ Tuyệt. Thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt có cấu trúc giống như Thất Ngôn Bát Cú, có 4 phần: đề, thực, luận và kết rõ ràng. Đối xứng không bắt buộc.

1.1 Luật Bằng Trắc

1.1a Luật Bằng Vần Trắc:

1. B B T T B B T

2. T T B B T T B (Vần)

3. T T B B B T T

4. B B T T T B B (Vần)

Hồng Anh Vũ - Bạch Cư Dị


1. An Nam viễn tiến hồng anh vũ

2. Sắc tự đào hoa ngữ tự nhân

3. Văn chương biện tuệ giai như thử

4. Lung hạm hà niên xuất đắc thân.


红鹦鹉- 白居易

安南远进红鹦鹉
色似桃花语似人
文章辩慧皆如此
笼槛何年出得身

Dịch thơ: Con Vẹt Đỏ


Nước Nam(1) triều cống vẹt màu hồng
Lông tợ hoa đào tiếng nói trong
Lý luận nghĩ suy như đó vậy
Bao giờ biết cách thoát ngoài lồng(2).




1. Nước Nam ta lệ thuộc nước Tàu vào đời Nhà Đường và hàng năm phải triều cống. Năm 679, Đường Cao Tông đổi tên đất Giao Châu thành An Nam Đô Hộ Phủ.

2. Câu thơ của Bạch Cư Dị là một thách thức và cũng là một lời tiên đoán cho nền tự chủ của Việt Nam đối với Trung Hoa.

1.1b Luật Bằng Vần Bằng:


1. B B T T T B B (Vần)

2. T T B B B T B (Vần)

3. T T B B B T T

4. B B T T T B B (Vần)

Bạc Tần Hoài - Đỗ Mục


1. Yên lung hàn thủy nguyệt lung sa

2. Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia

3. Thương nữ bất tri vong quốc hận

4. Cách giang do xướng Hậu Đình Hoa


泊秦淮- 杜牧

煙籠寒水月籠沙
夜泊秦淮近酒家
商女不知亡國恨
隔江猶唱後庭花

Dịch thơ: Đậu Bến Tần Hoài


Khói mờ trên nước cát trăng hòa 
Ðậu bến Tần Hoài (1) cạnh tửu gia
Cô hát biết đâu hờn mất nước
Bên sông còn hát khúc Ðình Hoa(2).




1. Tần Hoài: tên con sông từ tỉnh Giang Tô chảy lên phía Bắc vào sông Trường Giang.

2. Hậu Đình Hoa: tên khúc hát lãng mạn đồi trụy sáng tác trong một buổi tiệc của vua Trần Hậu Chủ và Vương Quý Phi thời Nam Bắc triều.

                    Cái Huân Chương
  1. Trọng đâu đâu tín vẫn huân chương?
  2. Thổi giá toang hoang cuộc hý trường?
  3. Sáng thưởng chiều ban đêm có rút?
  4. Thằng nào gian xảo đứa nào lương?

1.1c Luật Trắc Vần Bằng:


1. T T B B T T B (Vần)

2. B B T T T B B (Vần)

3. B B T T B B T

4. T T B B T T B (Vần)

Phong Kiều Da Bạc - Trương Kế


1. Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên

2. Giang phong ngư hỏa đối sầu miên

3. Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự

4. Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.


楓橋夜泊- 張繼

月落烏啼霜滿天
江楓漁火對愁眠
姑蘇城外寒山寺
夜半鐘聲到客船

Dịch thơ: Tối Đậu Bến Phong Kiều (1)

Trăng lặn quạ kêu sương phủ mờ
Ðèn chài leo lét rặng phong mơ
Chuông chùa (2) văng vẳng khuya vọng lại 
Đến tận thuyền ai (3) gợi ý thơ.


1. Phong kiều ở phía Tây thành Cô Tô (Tô Châu) tỉnh Giang Tô.

2. Chùa Hàn San ở phía Đông Phong Kiều ngoài thành Cô Tô.

3. Thuyền khách đây là thuyền của thi nhân với tâm trạng buồn vì vừa thì hỏng, trên đường trở về nhà ghé bên Phong Kiều ngủ đêm.

                          Thịt bò
  1. Chúng nó đồn ông chén thịt bò!
  2. Thường dân mõm vẩu lại so đo
  3. Lát vàng bốn chín thòng vô mỏ
  4. Rau muống còn như mớ thịt bò?

1.1 d Luật Trắc Vần Trắc:


1. T T B B B T T

2. B B T T T B B (Vần)

3. B B T T B B T

4. T T B B T T B (Vần)

Tuyệt Cú - Đỗ Phủ


Lưỡng cá hoàng ly minh thúy liễu
Nhất hàng bạch lộ thướng thanh thiên 
Song hàm Tây Lĩnh thiên thu tuyết
Môn bạc Đông Ngô vạn lý thuyền.


絕句- 杜甫

兩個黃鸝鳴翠柳
一行白鷺上青天
窗含西嶺千秋雪
門泊東吳萬里船

Dịch thơ: Tuyệt Cú


Liễu thắm chim vàng đôi sánh hót 
Trời xanh cò trắng một hàng bay 
Nghìn thu tuyết lạnh núi (1)che phủ
Vạn chiếc thuyền Ngô (2) sông đậu đầy.


1. Tây Lĩnh: còn gọi là núi Mân, có nơi còn nói là núi Nga Mi ở phía tây đất Thục.

2. Đông Ngô: nước của Tôn Quyền trong thời Tam Quốc

1.2 Cấu Trúc Của một bài thơ 

Nội dung của Thất Ngôn Tứ Tuyệt được gói ghém gắn kết với nhau  trong  4 câu ,mỗi câu có 7 chữ.Các câu 1 2,4 phải có chữ cuối vần với nhau .Một bài thơ Thất ngôn tứ tuật phải diễn tả theo trình tự 4 phần:

1.2a Đề: gồm câu 1


Đề giới thiệu ấn định bối cảnh cho câu chuyện sẽ được kể ra : thời điểm, nơi chốn...

1.2b Thực hay trạng: gồm câu 2


Thực nói lên ý định, nội dung bài thơ...  

1.2c Luận: gồm câu 3


Luận bàn luận rộng thêm về nội dung, tả cảnh hoặc tình cảm. 

1.2d Kết: gồm câu 4


Kết chuyển ý và tóm tắt, hoặc có ý mới gây xúc cảm hay tạo suy nghĩ thêm.

 

 Trên đây là một số ví vụ và bảng Niêm Luật đi kèm của thể thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt.Bạn có thể tham khảo thêm về các thể thơ  khác đã đăng trên blog.Rất mong nhận được bài vở cũng như ý kiến đóng góp của quý độc giả gần xa...